SEO là một phương thức nằm trong digital marketing, một thuật ngữ quen thuộc với hầu hết Marketer nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy, SEO thực chất là gì và tại sao doanh nghiệp phải làm SEO, SEO khác SEM như thế nào? Trên vùng đất SEO rộng lớn, hôm nay hãy cùng mình khám phá những khía cạnh cơ bản nhất về SEO nhé!
SEO là gì?
SEO (Search Engine Optimization) hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là quá trình tăng khả năng hiện diện của trang web trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Nói tóm lại, trang web xuất hiện ở vị trí càng cao và càng nhiều trong kết quả tìm kiếm thì sẽ càng có nhiều người truy cập vào trang web thông qua công cụ tìm kiếm. SEO có thể nhắm đến nhiều loại tìm kiếm bao gồm tìm kiếm hình ảnh, tìm kiếm video, tìm kiếm các tài liệu học thuật …
Các phương pháp thường dùng để nâng cao thứ hạng của một trang web bao gồm tối ưu hóa trang web (tác động đến mã nguồn, nội dung …). Chiến lược SEO có thể được tích hợp trong bộ mã nguồn, hay thiết kế của trang web, hoặc doanh nghiệp có thể xây dựng các liên kết từ các trang web khác, dẫn về trang web của mình. Từ đó các công cụ tìm kiếm sẽ chọn kết quả trang web của bạn, nhằm phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn.
Cụm từ “thân thiện với công cụ tìm kiếm” (search engine friendly”) có thể được dùng để miêu tả thiết kế, danh mục, hệ thống quản lý nội dung (CMS), hình ảnh, video, giỏ hàng, và các yếu tố khác mà đã được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm.
Hiện nay có rất nhiều công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Yandex… Tuy nhiên do số lượng người sử dụng Google chiếm phần lớn, nên khi nói tới SEO, chúng ta đều ngầm hiểu đó là thực hiện SEO trên Google.
=> Hiểu một cách sơ lược, SEO là một phương thức marketing nằm trong digital marketing. 2 Yếu tố quyết định thành công trong triển khai SEO chính là:
SEO Onpage
SEO Offpage
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là tập hợp các phương pháp tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên trang web, các trang con và được lặp lại nhiều lần khi đăng các bài viết mới. Mục đích là cải thiện thứ hạng của trang web trên kết quả của các công cụ tìm kiếm.
Ngược lại với SEO Offpage, SEO Onpage là cách dễ nhất và đem lại hiệu quả nhanh chóng khi bạn có thể kiểm soát 100% kết quả của mình.
SEO Offpage là gì?
SEO Offpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website, bao gồm xây dựng liên kết (link building), marketing trên các kênh social media, social media bookmarking, … giúp website lên top Google, kéo về hàng nghìn traffic. Trong cả 3 yếu tố (link building, social media marketing, social media bookmarking) và các yếu tố ảnh hưởng khác, SEO backlinks là yếu tố quan trọng nhất. Các backlinks này hoạt động như một phiếu bầu cho nội dung blog/website của bạn. Càng nhiều phiếu bầu chất lượng, website bạn càng có khả năng xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Quá trình xây dựng và tìm kiếm các backlinks được gọi là link building (xây dựng liên kết). Việc bạn SEO Web thành công hay không chính là nhờ vào các chiến lược link building “chất”.
6 Loại hình SEO phổ biến nhất hiện nay
1. SEO tổng thể: là tối ưu hoá toàn bộ website theo tiêu chuẩn Google cùng một số yếu tố khác để tăng uy tín và chất lượng cho website, đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng.
2. SEO từ khóa: chỉ tập trung tối ưu hóa từ khóa để tăng thứ hạng cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm như Google.
3. SEO Social: kết hợp phát tán trên Facebook hay Twitter với SEO Google để góp phần nâng cao thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm tự nhiên.
4. SEO ảnh: tối ưu hoá giúp hình ảnh sản phẩm, hình ảnh website xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm hình ảnh khác.
5. SEO App: giúp app xuất hiện trên kết quả tìm kiếm mobile.
6. SEO Local: phù hợp với các hình thức kinh doanh tại địa phương, thu hút khách hàng tiềm năng ghé đến cửa hàng tốt nhất
Mục tiêu cuối cùng của SEO
Mục tiêu của SEO khá đơn giản, đó chính là lên Top Google, và đích đến cuối cùng là vì sức ảnh hưởng mà Top Google mang đến – chính là Doanh Thu và Thương Hiệu.
“80% user click vào kết quả Organic thay vì Google Ads. Và trong 80% đó có trung bình 65% click vào kết quả top 5.”
Những số liệu đó không nói dối. Do đó, trong quá trình làm SEO thì việc thứ hạng website đứng thứ bao nhiêu trên thanh công cụ tìm kiếm là điều quan trọng nhất. Điều này cũng tương tự như việc bạn trưng bày sản phẩm và phải làm sao cho sản phẩm đó ở vị trí nổi bật nhất và dễ dàng thấy nhất.
Nếu một Search Engine Optimizer (người làm SEO) thực hiện đúng chiến lược thì lợi ích mà SEO mang lại cho doanh nghiệp là rất cao: thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng có quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng độ nhận biết về thương hiệu. Mà không mất nhiều chi phí cho truyền thông như các hình thức quảng bá khác trong digital marketing như display ads.
@Tổng hợp bởi Nhật Lệ
=======
Xem và tương tác trực tiếp với nhà tuyển dụng trên FB group: Digica (Search theo tên công ty)