Dưới đây là 10 lỗi sai thường gặp trong CV được chia sẻ từ HR của BAT.
Đừng bỏ qua bài viết để chắc chắn mình đã có một chiếc CV thật xịn xò và tự tin đánh gục mọi nhà tuyển dụng nhé!
Disclaimer 1: Đây là một bài viết mang tính chủ quan dựa vào kinh nghiệm làm việc của em/anh/mình cho đến hiện tại, không lấy từ nguồn nào khác. Em/anh/mình chỉ muốn mang topic này lên để thảo luận cùng mọi người để cùng nhau sắm sửa một chiếc CV thật đẹp, hy vọng mọi người không quá khắt khe về đúng sai mà sẽ đóng góp góc nhìn một cách constructive để cùng tiến bộ ^^
**Disclaimer 2: **Bài viết giới hạn ở FMCG Industry, đối với một số số Consulting Firm hoặc Industry khác sẽ có những cách đánh giá riêng nên hy vọng cũng sẽ nhận được góc nhìn của các anh/chị/bạn ở những Industry khác nhau để bài viết thêm insightful nhé.
Disclaimer 3: Em/mình xin được phép xưng anh và gọi các bạn bằng em vì đa phần đối tượng cần đọc bài viết này là các em sinh viên chuẩn bị ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm chuẩn bị CV ạ, anh/chị/bạn nào có đóng góp thêm cho bài viết có thể comment bên dưới để cùng thảo luận ạ. Em/mình cám ơn mọi người ^^
—
Chào tụi em,
Anh là Thành – hiện đang làm Nhân sự ở BAT, nhân một ngày đầu năm phải ngồi scan hơn 200 CVs của các bạn sinh viên ứng tuyển cho vị trí Intern tại công ty và đáng buồn là có hơn 70% trong số đó anh không đọc được đến 10s do mắc những lỗi rất nghiêm trọng về cách trình bày. Các anh/chị khác trong group đã nói nhiều đến các chủ đề đao to búa lớn rồi thì hôm nay anh muốn sử dụng kiến thức của mình để nói về một vấn đề tuy đơn giản vô cùng nhưng các bạn cứ sai đi sai lại và rồi tự hỏi là “Tại sao em lại rớt ở vòng CV?”
Tụi em thử tưởng tượng xem, một vị trí Intern trung bình anh nhận được là 200 CV, trong đó tối đa 5 bạn (2.5%) được chọn vào phỏng vấn và 1 bạn (0.5%) được chọn để đi làm chính thức.
Đối với anh CV vô cùng quan trọng đặc biệt là cho công việc đầu tiên, là thứ duy nhất nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ngay cả trước khi tụi em được trình bày về năng lực, nên đừng để “first impression” trở thành một trở ngại cho việc ứng tuyển vào thị trường lao động giữa vô vàn những đối thủ đáng gờm khác.
Sẵn đây anh cũng muốn chia sẻ góc nhìn của anh về việc trình bày một CV như thế nào để tránh rủi ro bị tạch ở vòng gửi xe nhất có thể (tuy nhiên cũng là góc nhìn cá nhân của anh, mỗi người làm tuyển dụng sẽ có những hệ quy chiếu khác nhau nên có thể sẽ có cách đánh giá khác), hy vọng là tụi em có thể cải thiện được “bộ mặt” của mình trước khi đem đi bán nó cho các công ty, tập đoàn.
1. Không có Career Objective hoặc Career Objective nằm ở phần cuối của CV
Career Objective tương tự như là tuyên ngôn bản thân trong hệ người chơi tìm việc làm vậy, tức là nhà tuyển dụng sẽ scan hồ sơ rất nhanh và đặc biệt ở phần này xem ứng viên đã có** Self Awareness** (Nhận thức bản thân) cũng như Career Orientation (Định hướng nghề nghiệp) đủ tốt chưa.
Theo anh, một Career Objective đầy đủ sẽ có 3 phần:
-
Giới thiệu bản thân và định hướng nghề nghiệp trong short/long-term.
-
Kỹ năng hiện có từ quá trình học hoặc các công việc trước đó.
-
Với các kỹ năng đó, em có thể đóng góp và đồng thời học hỏi từ vị trí này là gì?
Ví dụ 1:
With a Management degree from AB University and an internship experience at a renowned MNC, I have developed solid leadership and management skills; Seeking a management position to bring forth innovative ideas, analytical approach along with superior product knowledge and organizational abilities.
Ví dụ 2:
A resourceful individual with a proven track record in implementing successful marketing strategies, boosting organic traffic, and improving search rankings seeks a position of Marketing Associate at ABC company to maximize brand awareness and revenue through integrated marketing communications.
Tóm lại, có thể ra đường không xài kem chống nắng nhưng viết CV thì phải có Career Objective nhé!
2. CV viết bằng tiếng Việt
Hãy nghĩ đến trường hợp người tuyển dụng là người nước ngoài hoặc Line Manager của họ là người nước ngoài thì coi như vụt luôn tấm vé ở vòng gửi xe nếu CV em “thuần Việt”, đặc biệt là khi ứng tuyển vào một công ty MNCs (Multinational Corporation)
Chốt lại, profile tinder có thể viết tiếng Việt nhưng CV nên viết tiếng Anh hộ anh!
3. CV không được “chế biến” theo vị trí muốn ứng tuyển
“One for all” chưa bao giờ là tốt, một CV ứng tuyển rất nhiều vị trí khác nhau với những tính chất công việc và mức độ công việc hoàn toàn khác nhau thì nên được **“chế biến” **lại cho phù hợp với vị trí mình đang ứng tuyển nhất có thể.
Vậy nếu cần chế biến lại thì chế như thế nào? Ví dụ em đang ứng tuyển vào một vị trí Marketing thì những phần kinh nghiệm nào về Marketing hãy giữ lại và kể về nó chi tiết hơn (mặc dù có thể đa phần công việc trước đó em từng làm là về Finance), điều đó vô cùng quan trọng cho một bạn apply trái ngành học hoặc có kinh nghiệm làm việc không liên quan, thể hiện được việc bạn vẫn **chú trọng vào skillset (kỹ năng) **và sẽ có thể áp dụng những kỹ năng đó vào trong công việc mới.
4. CV không có ảnh đại diện đủ chuyên nghiệp
Thật ra việc để ảnh đại diện hay không vẫn là một vấn đề khá chủ quan, với một số nhà tuyển dụng thì có thể không cần để vì nó sẽ đảm bảo về mặt inclusive, tuy nhiên với một số người thì việc có một chiếc “ảnh đại diện xịn xò” lại khá quan trọng vì ông bà có câu “nhìn mặt bắt hình dong” nên nếu em có một chiếc ảnh ngời ngời khí chất thì sao lại không để nhỉ? Ai cũng yêu cái đẹp cả, nhiều khi ảnh đẹp lại ghi điểm trong mắt các anh, chị nhiều hơn.
Còn nếu em cảm thấy không thoải mái với ảnh cá nhân thì không nên để chứ đừng tìm vội một ảnh kiểu “Hôm nay là thứ 07 anh thích đi thích đi vào Bar” hoặc “Gái Nhật đó, Mề Ta Nì Sa La Ê” thì càng mất điểm thêm, anh đã vài pha bật ngửa khi scan CV vào ban đêm rồi …
5. CV không follow theo Employment Timeline
Gì gần nhất thì để lên trước.
Nên … à không, PHẢI bưng phần kinh nghiệm gần nhất lên trước và những kinh nghiệm trước đó xuống dưới vì kinh nghiệm gần nhất lúc nào cũng quan trọng hơn cả, tưởng tượng một bạn có CV 3 trang nhưng kéo mãi đến trang thứ 03 mới biết được bạn đang làm gì thì thôi anh cũng chịu.
6. CV không thống nhất về font, kích cỡ và màu sắc
Fon chữ, kích cỡ và màu sắc nên đồng bộ!
Không nên để kích thước chữ quá to hoặc quá nhỏ.
Font chữ nên dùng font dễ đọc và không chân, đừng dùng mấy cái font dính chùm nhau hoặc font thư pháp, đọc xong kiểu muốn về quê ăn Tết luôn các em ơi
Màu sắc thì nên dùng màu nào **tương phản với background **để chữ nổi hẳn lên, cái quan trọng vẫn là nội dung nhé, nếu background màu trắng thì chữ nên màu đen hoặc xanh đậm.
Nếu bạn nào không biết chọn sao cho phù hợp thì anh có một bộ mặc định như sau:
Font: point sans serif, size: 11
7. Có quá nhiều layout trong một trang
Một CV nên chỉ có 1 layout theo chiều dọc hoặc ngang hoặc chiều xéo (cái này thì anh chưa thấy) chứ đừng nên lúc dọc lúc ngang lúc xiên quẹo, cái đó không phải sáng tạo đâu mấy đứa ơi
À, các bạn cũng hay hỏi là **nên trình bày 1 hay 2 trang CV? **Anh nghĩ nếu chưa có quá nhiều kinh nghiệm thì nên để gói gọn trong 1 trang là được, việc cố gắng chất lọc nội dung để trình bày vào 1 trang CV cũng sẽ giúp tụi em suy nghĩ về cái gì quan trọng và không quan trọng để đưa vào, cũng sẽ tương tự với người đọc, họ sẽ tiết kiệm thời gian scan mà vẫn nắm được nội dung một cách đầy đủ.
8. Không chia ý chính theo gạch đầu dòng
Đích thị là đây, những sát thủ không cần dao hay súng, tụi em làm ơn đừng bao giờ viết một đoạn văn mà không chấm, phẩy liên tuôn kể về cuộc đời mình, đọc xong tắt thở trước khi kịp biết em làm gì ấy …
Khuyến khích nên chia càng nhỏ càng tốt nhất là ở phần kinh nghiệm làm việc, mỗi đầu công việc nên là một gạch đầu dòng để người đọc dễ nắm bắt được em đã làm bao nhiêu đầu công việc chính và cụ thể nó là cái gì nha. Dùng từ ngữ cũng nên sắt thép và cô đọng vào chứ đừng nên viết quá dài dòng, lan man.
9. Không Highlight những nội dung quan trọng
Theo quy tắc 80/20 thì ở trường hợp này chỉ 20% nội dung sẽ để lại 80% ấn tượng nên để có thể để lại ấn tượng theo đúng ý mình nhất thì nên tô đậm các phần mà bọn em muốn người khác nhớ đến nhiều nhất, có thể là những thành tựu, những con số chẳng hạn và cả những cột mốc quan trọng trong quá trình học tập, làm việc.
10 CV sai chính tả quá nhiều
Đối với những công việc đòi hỏi tính cẩn thận thì những CV sai chính tả chắc chắn sẽ mất điểm, tốt nhất trước khi nộp đi đâu thì nên đưa cho mấy đứa bạn Ai Eo 8,9 chấm nó kiểm tra lại hộ.
Còn một cái mà anh hay được hỏi là có nên có Cover Letter và bằng cấp hay không?
Cái này anh để ở cuối, vì tùy vào mỗi trường hợp mà có cần phải để hoặc không để Cover Letter, theo anh thì đối với các vị trí Internship thì Cover Letter không quan trọng lắm vì tụi em cũng chưa có quá nhiều kinh nghiệm cũng như với anh chỉ cần một chiếc CV chỉnh chu và phần content giới thiệu bản thân qua email xúc tích là đủ ăn điểm rồi. Bằng cấp thì anh nghĩ cũng không cần nốt, tụi em có thể bỏ vào CV tuy nhiên không cần thiết phải scan và đính kèm cùng CV.
Cũng dài rồi, không biết có ai đọc đến đây không?
Bạn nào mà không trúng 10 lỗi trên thì chắc ăn được scan trên 10s nha haha… Đùa chứ hy vọng là mấy đứa sẽ bỏ ra thời gian một chút để chỉnh chu lại CV vì đó cũng như là sự tôn trọng người đọc và chính bản thân mình vậy.
Năm 2021 rồi, bồ có thể không có, nhưng phải có 1 chiếc CV thiệt xịn để đi xin việc nha mấy đứa!
@Viết bởi Thành Ngô – BAT HR
=======
Xem và tương tác trực tiếp với nhà tuyển dụng trên FB group: Digica (Search theo tên công ty)