Search Intent là gì?
Với dân số 8 tỷ người và hơn 5,4 lượt tìm kiếm mỗi ngày trên Google. Đồng nghĩa với mỗi giây lại xuất hiện 63.000 lượt thao tác. Mỗi lượt tìm kiếm là những ý định, mong muốn nhu cầu khác nhau của mỗi cá nhân. Tất cả những điều đó đều gói gọn trong Search Intent.
Vậy công cụ trên là gì mà khiến SEOer luôn phải đau đầu mỗi khi tìm hiểu. Và nó góp phần gì trong việc tối ưu hóa bài viết và nâng hạng website.
Hiểu đúng Search Intent là gì?
Định nghĩa cơ bản
Với những tên gọi khác như User Intent hoặc Keyword Intent. Search Intent được các SEOer định nghĩa đơn giản là việc nghiên cứu hay tìm ra ý định của người tiêu dùng mỗi khi họ thực hiện truy vấn trên Google, Bing,…
Hiểu đơn giản với cùng một từ khóa là “iphone 14 pro” nhưng chỉ cần thêm các tiền tố khác nhau như “so sánh iphone14” và “cửa hàng bán iphone14”.
Điều này sẽ dẫn đến 2 ý định search intent khác nhau khi người đầu tiên chỉ dừng ở mức đánh giá còn người thứ 2 đã bước đến bước chuyển đổi mua hàng.
Phân loại User Intern
Cách phân loại đầu tiên của search intent được bắt nguồn năm 2002 từ một bài báo review của Andrei Broder tại Altavista. Đây cũng là phương pháp được đa số chúng ta áp dụng. Gồm có 4 loại chính:
- Điều hướng (Navigational)
- Thông tin (Informational)
- Thương mại (Comercial Investigation)
- Giao dịch (Transactional)
Cách phân loại thứ 2 mà digica.vn muốn đề cập tới trong bài viết này xuất phát từ Google. Thời điểm đầu năm 2010, công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới đã cho ra khái niệm về ”micro moment ” . Được phân thành các loại như sau:
- Tôi muốn Biết (Know)
- Tôi muốn Đi (Go)
- Tôi muốn Làm (Do)
- Tôi muốn Mua (Buy).
Phân loại search intent chi tiết
2 phương pháp phía trên chính là tiền đề chính cho sự mở rộng của bảng search intent sau này:
Nghiên cứu thông tin (Research Intent)
Đây là loại keyword intent phổ biến nhất trên các công cụ tìm kiếm. Kết quả trả về thường là dạng giải đáp câu hỏi, bài viết chuyên môn trên các kênh như Wikipedia, bài viết trên blog, báo chí,…
Tìm câu trả lời nhanh (Answer Intent)
Gần giống với research intent, tuy vậy với mục đính người dùng chỉ muốn biết ngay câu trả lời ở phần tìm kiếm mà không cần phải click để đọc chi tiết.
Lúc này, Google sẽ trả về kết quả tìm kiếm theo dạng định nghĩa (definition boxes), câu trả lời ngắn (answer boxes), hộp tính (calculator boxes), tỷ số, xác suất, v.v..
Mua hàng (Transactional Intent)
Với ý định này, Google tập trung chủ yếu vào việc hiển thị các mục về mua sắm trực tiếp,cung cấp giá cá. Bạn có thể dễ dàng thấy nó ở phía trên cùng dưới thanh search hoặc phía bên phải màn hình.
Tìm địa điểm local (Local Intent)
Google map sẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho mục đích nào. Với Local Intent thì việc ưu tiên hàng đầu của bạn là tối ưu Local Seo, cụ thể là trang doanh nghiệp trên Google (My Business)
Tìm kiếm trực quan (Visual Intent – hình ảnh)
Khi mà người đọc có nhu cầu muốn xem hình ảnh, các SERP sẽ xuất hiện kết quả top 100. Cụ thể hơn các hình ảnh trong top 10 thì dấu hiệu Intent càng rõ ràng.
Tối ưu hình ảnh sẽ đặc biệt quan trọng khi bạn bán các ngành liên quan đến sáng tạo và design. Điều này sẽ giúp khách hàng có được những ấn tượng tốt về chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra còn một vài những loại cách phân loại khác như:
- Tìm kiếm video (Video Intent)
- Tìm các tin mới/tin thời sự (News Intent/Fresh Intent)
- Tìm hiểu thương hiệu (Branded Intent)
- Mix nhiều loại, hỗn hợp (Split Intent)
Đọc thêm: Schema là gì? Hướng dẫn cài Schema trên nền tảng WordPress chi tiết 2024
Cách tối ưu search intent nhằm tăng thứ hạng website
Khi bạn đã hiểu chính xác được khái niệm của search intent là gì hay cách phân loại chúng ra sao. Thì bước tiếp theo sẽ là áp dụng nó như nào?
Thông qua từ khóa để nhắm chính xác search intent
Từ khóa sẽ có loại ngắn và hay, mỗi loại này lại phân ra các ý định từ rộng đến hẹp. Vì vậy việc cụ thể hóa được từ khóa và ý định cho từng nhóm đối tượng sẽ giúp bạn giảm nhẹ khối lượng công việc đi rất nhiều
Công cụ mà digica.vn sử dụng trong bài viết này là box search của google và semrush. Chẳng hạn với từ khóa là “marketing intern”, mỗi người dùng sẽ có các truy vấn khác nhau như:
- marketing intern là gì
- marketing intern ở đâu lương cao nhất
- Việc làm marketing intern ở Hà Nội / Hồ Chí Minh
- Cách viết cv cho marketing intern
Thông qua việc cụ thể hóa từ khóa sẽ giúp cho bài viết của bạn nhắm được chính xác ý định tìm kiếm của đối tượng từ đó đưa bài viết lên top google.
Tăng trải nghiệm người dùng trên website
Search Intent là gì? Hiểu rộng ra chính là việc giảm tỷ lệ thoát trang (bounce rate) của người dùng cũng như tăng thời gian trên phiên (time on site). Tỷ lệ thoát trang giảm đồng nghĩa với thời gian tăng và từ đó kéo theo lượt chuyển đổi cao (CTR). Một vài cách có thể giúp bạn cải thiện các chỉ số trên như:
- Tạo sự mạch lạch cho bài viết bằng các tiêu đề chính phụ.
- Phân bổ hợp lý các Heading 2,3 và 4
- Tránh sử dụng các phông chữ kiểu hoa lá cành gây khó khăn khi đọc
- Sử dụng các internal link và external link xen kẽ nhau.
- Chèn và tối ưu các video, hình ảnh.
Content is king
Dù đã nhiều lần update nhưng Google vẫn giữ nguyên tiêu chí về việc cá nhân hóa cũng như ưu tiên các nguồn thông tin giá trị cho người đọc. Việc này đồng nghĩa với việc các bài viết cần đưa ra các ý kiến cụ thể hơn, chuyên sâu hơn thay vì trả lời như AI.
Điều hướng truy vấn của người dùng
Việc chèn các hybrid link hay backlink cũng là một cách điều hướng người đọc tới các mục liên quan khác trên website hoặc đơn giản là kéo khách hàng từ một bên thứ 3 về mình.
Tối ưu hóa Search Intent nâng cao
Ví dụ, từ khóa của bạn là mua tai nghe. Bạn cần mở rộng các User Intent như: tai nghe khử tiếng ồn, tai nghe hỗ trợ cho giấc ngủ, các loại tai nghe không dây… Hoặc review tai nghe…
Hiểu đơn giản là bạn thêm các tiền tố và hậu tố vào keyword.
Kết
Hy vọng với bài viết trên bạn đã có được cái nhìn tổng quan về Search Intent là gì, cách sử dụng để nâng hạng website. Dù là gì thì hãy luôn nhớ rằng người đọc phải là trung tâm của mọi vấn đề. Chỉ cần bạn tháo gỡ được nút thắt của khách hàng thì không khó để bạn kiếm được một chuyển đổi mục tiêu.
=======
Xem và tương tác trực tiếp với nhà tuyển dụng trên FB group: Digica (Search theo tên công ty)