Chuyển tới nội dung

Schema là gì? Hướng dẫn cài Schema trên nền tảng WordPress chi tiết 2024

schema là gì

Schema được xem là một ngôn ngữ giúp các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là xác định cách lập chỉ mục nội dung của bạn một cách chính xác và nhanh chóng. Từ đó, cải thiện chất lượng của website.

Vậy Schema là gì mà lại quan trọng đến vậy? Làm thế nào để cài đặt Schema cho WordPress.

Schema là gì đối với một website

Schema là một loại ngôn ngữ riêng biệt, được gắn vào website bằng cách tự động hoặc thủ công. Schema xuất hiện dưới dạng đoạn code html hoặc code javascript dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc ngắn.

Với mục đích chính là giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về thông tin bạn đưa ra trên website. Khi các công cụ tìm kiếm nhận ra ý nghĩa và mối quan hệ đằng sau các thông tin trên web, chúng có thể trả về các kết quả chính xác và nhanh chóng.

Hiểu đơn giản, schema giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về ngữ cảnh thông tin trên trang web của bạn.

Schema là gì?

Schema có ảnh hưởng nhiều đến phân hạng website không?

Câu trả lời là 50/50. Từ phía Google thì họ đánh giá Schema Markup không phải là yếu tố kiên quyết đến thứ hạng. Tuy nhiên, giống với những bản update của Google thì không nên tin 100% vào những gì họ nói. Bởi thuật toán của họ thì luôn là bí mật.

Schema ảnh hưởng như nào tới một website:

CTR (Click Through Rate – Tỷ lệ nhấp)

Tuy không phải là một tín hiệu xếp hạng quan trọng, nhưng schema phần nào cũng có thể giúp gián tiếp. Bởi bất kỳ thay đổi nào xảy ra với kết quả tìm kiếm (của bạn) cũng đều tác động đến CTR.

CTR cao đồng nghĩa với thứ hạng cao hơn.

Hiểu đơn giản, khi có nhiều người click vào website hoặc bài viết nào đó của bạn và thực hiện các thao tác trên đó. Google sẽ ngầm hiểu rằng web/ post của bạn đang cung cấp giá trị đúng cho người đọc.

Để đáp ứng nhu cầu đó, Google sẽ xếp hạng bài viết của bạn cao hơn để nhiều người xem nó hơn. Điều này xảy ra liên tục, vì vậy đừng mong đợi bài viết của bạn sẽ giữ thứ hạng lâu.

Schema Markup có thể giúp đẩy CTR nhờ ưu điểm dễ dàng truy xuất, hiển thị và phân tích của nó. Thông qua Schema, Google sẽ kiểm tra thông tin của trang chính xác và nhanh hơn rất nhiều lần, từ đó tăng CTR cho trang.

Cụ thể schema có những đặc quyền riêng như:

Giúp công cụ tìm kiếm hiểu về website của bạn

Schema là sự kết hợp từ 4 công cụ tìm kiếm là: Google, Bing, Yahoo, Yandex. Vì vậy schema giống như người giới thiệu uy tín của bạn đến với các ông lớn.

Website dễ dàng ở vị trí nổi bật trên trang search

Do là phần mềm do chính các công cụ lập ra nên website sử dụng schema tất nhiên sẽ luôn được google, bing,.. ưu tiên việc xếp hạng hơn những bên khác. Tuy vậy cái bạn cần vẫn luôn là tối ưu content đến với người dùng.

Schema có tác dụng gì?

Tăng lưu lượng truy cập của người dùng

Như đã đề cập phía trên ở mục CTR, việc gia tăng khả năng ở bất kỳ mảng nào của website cũng ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng. Update của google là liên tục vì vậy nhưng gì được họ làm ra sẽ luôn được ưu tiên sử dụng.

Jobs vị trí thực tập sinh Marketing tại Hồ Chí Minh | Part-time | Online

Schema được SEOer sử dụng phổ biến hiện nay

1. Organization Schema Markup

Organization Schema Markup là một loại Schema Markup được sử dụng để đánh dấu các trang web của tổ chức, doanh nghiệp. Loại Schema này cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thông tin chi tiết về tổ chức, bao gồm tên thương hiệu, logo, thông tin liên hệ, địa chỉ, v.v.

Tác dụng của Organization Schema Markup bao gồm:

  • Tăng khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm (SERPs): Schema Markup giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web, từ đó có thể hiển thị trang web ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

  • Tạo rich snippet hấp dẫn: Schema Markup có thể được sử dụng để tạo rich snippet cho trang web, giúp trang web hiển thị nổi bật hơn trên SERPs. Rich snippet có thể bao gồm các thông tin như logo, hình ảnh, đánh giá, v.v.

  • Nâng cao khả năng tương tác với người dùng: Rich snippet do Schema Markup tạo ra có thể giúp người dùng tương tác với trang web dễ dàng hơn. Ví dụ: người dùng có thể nhấp vào logo để truy cập trang web của tổ chức, hoặc nhấp vào đánh giá để đọc thêm thông tin về tổ chức.

  • Tăng traffic và tỷ lệ CTR: Rich snippet do Schema Markup tạo ra có thể giúp tăng traffic và tỷ lệ CTR cho trang web.

VD: Khi bạn tìm kiếm từ khoá Hubspot, nó sẽ hiện lên ở góc bên phải màn hình tên thương hiệu và logo, thông tin liên hệ,…

Một số loại Schema phổ biến

2. Person Market Schema Markup

Cũng giống với Organization Schema Markup

3. Local Business Schema Markup

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp địa phương đặc biệt dành cho công ty local hoặc chi nhánh địa phương của một tổ chức. trong việc khai báo vị trí của công ty và các thông tin khác như giờ mở cửa, thực đơn, thông tin liên hệ,…

4. Product & Offer Schema Markup

Đánh dấu sản phẩm và ưu đãi chủ yếu để bán một mặt hàng hoặc dịch vụ và cả hai đều cho phép thông tin sản phẩm, chẳng hạn như giá cả và trạng thái, xuất hiện trên các trang tìm kiếm.

5. Breadcrumbs Markup

Breadcrumb markup là dạng schema liệt kê các liên kết đường dẫn giúp người đọc biết họ đang ở đâu trên trang web. Nó giúp người dùng xem được vị trí của họ và giảm tỷ lệ thoát trang.

6. Article Schema Markup

7. Video Schema Markup

Video Schema Markup

8. Event Schema Markup

9. Rating/Review Schema Markup

Jobs vị trí thực tập sinh Marketing tại Hồ Chí Minh | Part-time | Online

Cach setup Schema cho WordPress

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản WordPress
  • Bước 2: Trong trang web WordPress của bạn, hãy di chuột qua tab bổ trợ ở bên cạnh màn hình của bạn và nhấp vào “Add new” > Nhập “Schema app” vào thanh tìm kiếm > Nhấp vào “Install Now”.

Hướng dẫn cài đặt Schema cho WordPress

  • Bước 3: Sau khi tải xuống plugin, hãy nhấp vào “Active plugin” và nó sẽ tự động được thêm vào danh sách plugin trong tài khoản WordPress của bạn.
  • Bước 4: Đi tới Setting > Schema App > Điền thông tin

Trong phần thông tin bạn cần cung cấp như:

+ Publisher Type (hình thức)

+ Publisher Name (tên công ty của bạn)

+ Logo, ghi rõ các yêu cầu về kích thước được liệt kê.

+ Content, knowledge graph, search result

Những lưu ý đối với Schema

Chọn đúng loại phù hợp với website

Nhiều người sẽ nhầm lẫn và đánh dấu sai schema.

VD: Có thể bạn sẽ nhầm lẫn giữa product markup và service markup hay mọi người cũng có thể nhầm lẫn giữa local markup và organizational markup trên cùng một trang.

Cài nhiều loại

Việc sử dụng một lúc nhiều plugin để cài schema có thể dẫn đến việc gây ra xung đột. Từ đó khiến cho google không thể xác định chính xác thông tin hoặc khiến web bị hỏng tạm thời

Kết

Schema là gì? Đây là yếu tố quan trọng và hơn nữa còn do các công cụ tìm kiếm làm ra. Việc cài schema sẽ phần nào giúp bạn nhỉnh hơn những đối thủ không có. Tuy vậy yếu tố content và SEO cho người dùng vẫn nên là yếu tố kiên quyết để giúp tăng thứ hạng website.


=======
Xem và tương tác trực tiếp với nhà tuyển dụng trên FB group: Digica (Search theo tên công ty)

Đăng tuyển dụng mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *